0

Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)

Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)

Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)

Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)

Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)
Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)

Phân biệt bệnh Gout và Viêm khớp dạng thấp (P2)

Mời các bạn theo dõi phần 1 tại đây


Sự khác nhau giữa cách điều trị viêm khớp dạng thấp và gout

Điều cần thiết trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp và gout là chẩn đoán chính xác, bởi vì các biện pháp điều trị hai tình trạng này là khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng là chẩn đoán viêm khớp dạng thấp trong giai đoạn đầu, điều này giúp các biện pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến dạng và mất chức năng khớp.

1. Viêm khớp dạng thấp

Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp là một vấn đề cấp bách để ngăn ngừa các tổn thương khớp hoặc biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau.

Dấu hiệu bệnh gút ở chân
Viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng thuốc và thay đổi phong cách sống

Trong hầu hết các trường hợp, viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng các cách sau:

  • Thuốc: Có một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc theo toa, bao gồm thuốc chống viêm, corticosteroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc sinh học và thuốc ức chế Janus kinase (JAK). Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, do đó người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định và sử dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nẹp khớp: Các nhà vật lý trị liệu thường đề nghị người bệnh sử dụng nẹp khớp và đeo đai tùy chỉnh theo lịch cố định để thúc đẩy sự toàn vẹn khớp.
  • Tập thể dục: Có một số bài tập nhẹ nhàng, giúp kéo giãn cơ thể, giảm chèn ép lên các khớp và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Đồng thời các bài tập cũng giúp người bệnh có tư thế chính xác hơn trong các hoạt động hàng ngày, điều này có thể ngăn ngừa các tổn thương khớp.
  • Theo dõi liên tục: Điều quan trọng khi điều trị viêm khớp dạng thấp là kiểm tra thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa thấp khớp. Bác sĩ có thể xác định hiệu quả điều trị và thay đổi loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nếu cần thiết.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật sửa chữa, thay thế khớp nếu khớp bị biến dạng không thể phục hồi. Phẫu thuật thường không phổ biến và cần được thực hiện thận trọng để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Bệnh gout

Các biện pháp điều trị bệnh gout khác ở nhau ở mỗi người bệnh, tuy nhiên mục tiêu chính là giảm đau và hạn chế tần suất bùng phát cơn gout. Một số phương pháp điều trị bệnh gout phổ biến bao gồm:

điều trị bệnh gout
Thay đổi chế độ ăn uống là cách điều trị chính cho bệnh gout
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm theo toa và thuốc giảm urat.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống, loại bỏ hoặc giảm bớt nhân purin có thể giúp hạ axit uric máu và điều trị bệnh gout. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh gout. Thực phẩm giàu purin cần tránh bao gồm bia, thịt đỏ, nấm men, thịt nội tạng  và một số loại hải sản.

Các nhà nghiên cứu cho biết, béo phì và chế độ ăn uống nhiều nhân purin có thể dẫn đến tăng acid uric máu và bệnh gout. Do đó, thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh gout.

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp và gout

Có một số yếu tố gây viêm khớp dạng thấp và gout không thể phòng ngừa được, chẳng hạn như di truyền. Tuy nhiên việc thay đổi lối sống có thể góp phần phòng ngừa cũng như ngăn ngừa các tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh gout:

Bệnh gout là kết quả của tăng axit uric trong máu, do đó việc phòng ngừa bệnh gout thường tập trung vào việc giảm axit uric trong cơ thể. Người bệnh có thể ngăn ngừa bệnh gout hoặc các đợt bùng phát bệnh gout bằng bằng cách:

  • Giảm cân
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Hạn chế sử dụng rượu, đặc biệt là bia
  • Quản lý căng thẳng

Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn dịch, do đó các biện pháp phòng ngừa thường không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng bệnh, tuy nhiên có thể trì hoãn sự khởi phát của các triệu chứng, giảm mức độ nghiêm trọng và ngăn ngừa biến dạng khớp.

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp thường tập trung vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc lá
  • Hỗ trợ sức khỏe xương khớp
  • Hạn chế rượu
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, ít tác động đến các khớp và không gây áp lực lên cơ thể
  • Ăn nhiều cá hơn, ít thịt động vật và chất béo không lành mạnh
  • Duy trì sức khỏe răng miệng

Có thể cùng bị viêm khớp dạng thấp và gout không?

Trước đây các bác sĩ cho biết người bệnh viêm khớp dạng thấp không thể bị bệnh gout. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho biết điều này là không đúng. Mặc dù hai tình trạng này là khác nhau, tuy nhiên một người có thể gặp cả hai tình trạng này cùng một lúc.

Nếu bị đau khớp mà không rõ nguyên nhân, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu, kiểm tra khớp, dịch khớp để tìm hiểu nguyên nhân và đề nghị các bước điều trị phù hợp.

Viêm khớp dạng thấp và gout là hai dạng viêm khớp, tuy nhiên có nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp khác nhau. Một người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển các triệu chứng bệnh gout cao hơn so với những người khác.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến một hoặc một số khớp nhất định và thường bắt đầu ở ngón chân cái. Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp thường liên quan đến một số khớp đối xương và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa bệnh gút và bệnh viêm khớp dạng thấp. Việc chẩn đoán sớm và chính xác là điều cần thiết để xác định phương pháp điều trị hiệu quả, thích hợp, cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Wikibacsi

Tin khác

Tin tức - sự kiện

Sản phẩm

Video

ảnh 1
X