0

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?
Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh thông thường được gọi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra cảm lạnh thông thường. Người lớn có thể bị cảm lạnh trung bình 2-3 lần mỗi năm và trẻ con thường nhiều hơn. Cảm lạnh là lý do phổ biến khiến trẻ em nghỉ học và người lớn nghỉ làm.

Thuốc kháng sinh có phải là giải pháp?

Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, chúng sẽ không điều trị được cảm lạnh thông thường do virus. Nếu dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết, bệnh có thể tiến triển xấu hơn. Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, phát ban, buồn nôn và đau dạ dày...

Người bệnh càng dùng kháng sinh thường xuyên thì càng có nhiều khả năng hình thành tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi đó, các loại thuốc kháng sinh thông thường sẽ không còn khả năng tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng do vi trùng kháng thuốc. Người bệnh chỉ dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn và cần uống đủ liệu trình theo hướng dẫn.

Cúm dạ dày thường được sử dụng để mô tả căn bệnh gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và hiếm khi là triệu chứng của bệnh cúm. Những triệu chứng này ở bụng có thể là do các loại virus, vi khuẩn hoặc thậm chí là ký sinh trùng khác nhau gây ra. Mặc dù, cúm đôi khi có thể gây ra các triệu chứng này, nhất là ở trẻ em. Song, cúm chủ yếu là bệnh đường hô hấp chứ không phải bệnh dạ dày hoặc đường ruột.

Viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng xoang là những biến chứng của cảm lạnh và cảm cúm.

Các biến chứng khác đặc trưng cho bệnh cúm có thể mất nước, làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh mạn tính khác như suy tim sung huyết, hen suyễn hoặc tiểu đường. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong.

Virus Herpes simplex gây mụn rộp

Mụn rộp do virus Herpes simplex gây ra, không cùng họ với virus gây cảm lạnh thông thường. Herpes simplex là một bệnh nhiễm trùng da tái phát ẩn trong các đầu dây thần kinh và thường không được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Đây là lý do tại sao mụn rộp tái phát nhiều lần. Nó còn rất dễ lây lan

Virus cúm có thể lây sang cho người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp:

Khi ho và hắt hơi, các giọt bắn đường hô hấp được đẩy ra ngoài không khí và lây lan từ người này sang người khác trong khoảng cách 1-2 m. Những giọt bắn này cũng có thể rơi xuống các đồ vật hoặc bề mặt. Khi người khác chạm vào đồ vật hoặc bề mặt có giọt bắn và sau đó chạm vào miệng hoặc mũi, họ có thể bị nhiễm virus

Trong số hơn 200 loại virus có liên quan đến cảm lạnh thông thường phổ biến nhất là virus Rhinovirus.

Khi mũi và xoang bị nhiễm virus cảm lạnh, đường mũi sẽ tiết ra chất nhầy trong giúp làm sạch mũi và xoang. Sau một vài ngày, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu chống lại, tạo ra chất nhầy màu trắng hoặc màu vàng. Khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong mũi bắt đầu phát triển trở lại, chúng có thể chuyển màu của chất nhầy thành màu xanh lá cây. Điều này là bình thường. Vì cảm lạnh thông thường do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong việc điều trị.

Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa lây lan vủa virus cảm lạnh

Để ngăn ngừa sự lây lan của virus cảm lạnh là thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Các biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân trước bệnh này là tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng; tránh tiếp xúc với những người bệnh. Bạn nên duy trì các thói quen lành mạnh như ngủ nhiều, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và cân bằng, uống nhiều nước và kiểm soát căng thẳng.

Nếu bạn ho hoặc hắt hơi thì nên che mũi và miệng bằng khăn giấy để ngăn các giọt bắn lan sang người khác hoặc bề mặt tiếp xúc. Bạn bỏ giấy vào thùng rác sau khi sử dụng. Nếu bạn bị ốm với các triệu chứng giống như cảm cúm thì nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt mà không sử dụng thuốc hạ sốt.

Tin khác

Tin tức - sự kiện

Sản phẩm

Video

ảnh 1
X