0

Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút có di truyền không?
Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút có di truyền không?

Phần đa mọi người cho rằng bệnh gút xuất phát từ chế độ ăn uống nhiều đạm, nhưng các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền đóng một vai trò lớn hơn.

Gout hay gút là bệnh lý liên quan đến sự lắng đọng và tích tụ của các tinh thể urat ở các mô trong cơ thể, chủ yếu là xung quanh khớp. Các tinh thể urat lắng đọng trong mô là hệ quả của tình trạng có axit uric trong máu tăng cao, liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa nhân purin. Gút có thể tác động lên mọi khớp trên cơ thể, nhưng thường bắt đầu từ khớp ngón chân cái, sau đó ảnh hưởng dần đến bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, bàn tay và khuỷu tay...

Trong nhiều thế kỷ, chế độ ăn uống được coi là yếu tố nguy cơ chính của bệnh gút, và các nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm như thịt, hải sản có vỏ, rượu và nước ngọt có đường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, trong khi trái cây, rau củ, sản phẩm sữa ít béo và cafe có thể giúp chống lại bệnh gút.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò quan trọng trong bệnh gút. Theo WebMD, các nhà nghiên cứu New Zealand đã phân tích dữ liệu di truyền và chế độ ăn uống từ gần 17.000 đàn ông và phụ nữ Mỹ có nguồn gốc châu Âu. Họ nhận thấy rằng chế độ ăn uống ít quan trọng hơn nhiều so với gen của từng bệnh nhân trong việc quyết định xem họ có bị tăng axit uric máu hay không.

 

Do có yếu tố di truyền nên bệnh gút không thể chữa khỏi và phòng tránh hoàn toàn.

Tiến sĩ Ed Roddy, bác sĩ thấp khớp thuộc Đại học Keele, Anh, cho rằng phát hiện này có ý nghĩa tâm lý quan trọng đối với bệnh nhân. Đó là bởi vì những người bị bệnh gút thường phải đối mặt với sự kỳ thị do quan niệm sai lầm rằng họ "tự chuốc lấy bệnh" do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Điều đó có thể khiến một số bệnh nhân ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Nghiên cứu trên đã cung cấp bằng chứng quan trọng cho thấy phần lớn bệnh nhân mắc chứng tăng axit uric máu và bệnh gút là do di truyền và không thể thay đổi.

Tương tự, thừa cân hoặc béo phì từ lâu được coi là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh gút và việc thừa quá nhiều cân có thể khiến một người tăng nguy cơ mắc căn bệnh viêm khớp này. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viêm khớp & Thấp khớp năm 2020 cũng cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong bệnh gút.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu từ 358.728 người tham gia để tìm ra sự hiện diện của 30 biến thể di truyền khác nhau có liên quan đến bệnh gút. Các biến thể này được cộng lại với nhau thành một điểm rủi ro di truyền tổng hợp (GRS). Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê để xác định tác động của việc có GRS cao so với tác động của chỉ số khối cơ thể BMI.

Họ phát hiện ra rằng GRS cao hơn "có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gút ở các cá nhân trên tất cả các nhóm BMI. Nghiên cứu cho biết thêm rằng "các biến thể di truyền có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh gút ở cả những người có BMI thấp lẫn cao".

Vì bệnh gút từ lâu đã bị coi là một căn bệnh của sự dư thừa, như uống quá nhiều rượu, thức ăn nhiều chất béo, các nghiên cứu trên đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy rằng bệnh phần lớn có bản chất là di truyền.

Các gen di truyền bệnh gút

Hiện tại, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định, rút là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa purin nhưng lại liên quan mật thiết đến gen. Điều này cũng có nghĩa, yếu tố di truyền ở những người chung huyết thống là một trong các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, giới khoa học cũng đã chứng minh được rằng, có 5 gen liên quan đến bệnh gút là HGPRT1, Glc6-photphat (gen tại gan), PRPPs1,PRPPs2, PRPPs3 (trong tinh hoàn).

Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa mắc bệnh gút

Để có được cuộc sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc bệnh gút, tất cả mọi người cần phải chú ý đến sức khỏe của chính mình. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể sống khỏe và không còn lo lắng bệnh gút tấn công.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa bệnh gút hiệu quả.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều thành phần purin (nội tạng động vật, thịt đỏ)
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, những loại trái cây có vị chua thì không được sử dụng vì chúng tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng tăng cân, béo phì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở mức thích hợp nhất
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời, bạn có thể sử dụng sữa hoặc nước ép sinh tố để thay thế nước lọc.
  • Suy nghĩ tích cực, tránh áp lực, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Ngủ đủ giấc, không được làm việc quá khuya
  • Không được nhịn tiểu, ảnh hưởng đến bàng quang và quá trình đào thải nước tiểu
  • Áp dụng các bài tập yoga để để giúp tinh thần thư giãn, cơ thể khỏe hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai cho xương khớp

 

 

Tin khác

Tin tức - sự kiện

Video

ảnh 1
X