0

Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?

Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?

Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?

Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?

Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?
Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?

Bệnh Gout có thể chữa khỏi được không?

Các biện pháp điều trị bệnh gout phổ biến

Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của các cơn gout, điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc hạ nồng độ acid uric trong máu và thay đổi hành vi (chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập luyện) để giảm tần suất bùng phát cơn gout.

1. Tự chăm sóc tại nhà

Bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu, dẫn đến một tình trạng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, sự tích tụ này có thể dẫn đến hình thành các tinh thể acid uric bên trong hoặc xung quanh khớp, điều này có thể dẫn đến các cơn đau và viêm nghiêm trọng.

Dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện các triệu chứng bệnh gout tại nhà

Do đó, hầu hết các biện pháp điều trị bệnh gout đều nhằm mục đích giảm nồng độ acid uric và cải thiện các cơn đau.
Một cơn đau gout cấp có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Trong 36 giờ đầu tiên, cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng, dữ dội nhất. Do đó, để cải thiện cơn đau ngay lập tức, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

Chườm lạnh: Chườm đá lạnh hoặc gạc lạnh có thể giúp cải thiện các cơn đau nhẹ ngay lập tức. Khi chườm đá, người bệnh nên bọc viên đá trong một mảnh vải mỏng, chườm lên khớp bị tổn thương trong 15 - 20 phút. Có thể chườm đá vài lần mỗi ngày để tăng cường hiệu quả giảm đau và viêm.
Để khớp nghỉ ngơi: Cố gắng bất động khớp bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ chống viêm và giảm đau. Do ngón chân cái thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bệnh gout, do đó người bệnh nên nâng cao bàn chân để giảm sưng và nếu cần di chuyển, người bệnh có thể sử dụng nạng hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác.
Giảm cân: Những bệnh nhân thừa cân, béo phì nên có kế hoạch giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm bớt áp lực lên khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần giảm cân an toàn và lành mạnh để tránh làm tăng nồng độ acid uric máu.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen, có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau gout nhẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp điều trị bệnh gout - SolGout:

- Solgout có tác dụng làm giảm acid uric trong máu ở người bệnh với cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase và hypoxanthine oxidase ở gan tham gia quá trình chuyển hóa nhân purin trong thực phẩm thành acid uric bằng các hoạt chất trong cây nở ngày đất, dây gắm, đại hoàng

- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh gút như: sưng đau các khớp với các thành phần hoạt chất có trong đại hoàng, gắm lá rộng, nở ngày đất
- Tăng đào thảo acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu bằng tác dụng lợi tiểu của nở ngày đất và mã đề
 

Các biện pháp điều trị bệnh gout tại nhà có thể được áp dụng cho các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên các biện pháp này thường an toàn và có thể áp dụng lâu dài.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có tác động trực tiếp đến nguy cơ bùng phát cơn gout. Do đó, người bệnh gout nên tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt là tiêu thụ thực phẩm chứa ít purin để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát cơn gout cấp.

 

Thay đổi chế độ ăn uống và cách đơn giản nhất để cải thiện các triệu chứng gout tại nhà

 

Các nguyên tắc chung của chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout bao gồm:

Giảm cân: Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Nhiều nghiên cứu cho thấy giảm lượng calo và giảm cân có thể làm giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng gout. Bên cạnh đó, giảm cân cũng hỗ trợ giảm căng thể lên các khớp.
Giữ đủ nước: Uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày để tránh tình trạng mất nước. Mất nước có thể khiến thận gặp khó khăn khi đào thải acid uric.
Chất béo: Người bệnh gout cần cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo và các sản phẩm sữa giàu chất béo.
Protein: Người bệnh gout nên tiêu thụ các loại thịt nạc, sữa ít béo và các loại đầu để cung cấp protein.
Thịt đỏ: Người bệnh gout nên hạn chế khẩu phần thịt bò, thịt cừu, thịt nai và cả thịt lợn.
Thịt nội tạng: Nội tạng chẳng hạn hư gan, thận có hàm lượng purin cao và có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Hải sản: Một số loại hải sản, chẳng hạn như cá cơm và các loại động vật có vỏ có hàm lượng purin cao. Do đó, người bệnh gout nên có khẩu phần tiêu thụ hải sản phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gout.
Rượu: Bia và rượu ngũ cốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và gây bùng phát cơn gout cấp. Tuy nhiên, rượu vang có thể phù hợp cho người bị bệnh gout, do đó người bệnh có thể tiêu thụ với số lượng vừa phải.
Thức ăn có đường: Người bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có đường, chẳng hạn như ngũ cốc có đường, bánh mì và kẹo.
Các loại rau có nhiều purin: Một số loại rau có hàm lượng purin cao, chẳng hạn như măng tây và rau bina. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau chứa nhiều purin không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc khiến các cơn gout tái phát. Do đó, người bệnh có thể tiêu thụ hầu hết các loại rau.
Vitamin C: Vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Do đó, người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn uống giàu vitamin C hoặc trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm bổ sung.
Cà phê: Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê điều độ, đặc biệt là cà phê có chứa caffein, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, cà phê có thể không thích hợp nếu người bệnh mắc các bệnh lý khác. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Quả anh đào: Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quả anh đào có thể giảm nguy cơ bị bệnh gout.

Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh gout, tuy nhiên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc hạn chế nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp. Tuy nhiên trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị.

3. Thuốc điều trị bệnh gout

Các loại thuốc điều trị bệnh gout thường được chỉ định nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc thay đổi chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả. Các loại thuốc kê đơn điều trị bệnh gout thường được chia thành hai loại: Thuốc chống viêm và thuốc giảm acid uric.

+ Thuốc chống viêm:
Các loại thuốc chống viêm theo toa thường được sử dụng để cải thiện các cơn gout cấp và tiếp tục sử dụng khi cần thiết để phòng ngừa nguy cơ tái phát. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Colchicine là một loại thuốc chống viêm uống được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các cơn gout cấp tính. Thuốc có thể sử dụng độc lập nhưng thường được kê với các loại thuốc giảm acid uric như allopurinol để tăng cường hiệu quả sử dụng. Tác dụng phụ bao gồm gây tiêu chảy, buồn nôn và đau quặn bụng.

Corticosteroid có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm vào khớp để cải thiện các triệu chứng cấp tính. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tình trạng viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên sử dụng Corticosteroid lâu dài có thể dẫn đến tăng cân, dễ bầm tím, loãng xương, các vấn đề về mắt, huyết áp cao và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, Corticosteroid được sử dụng như một biện pháp ngắn hạn và không được sử dụng để điều trị liên tục.

+ Thuốc giảm axit uric:
Nếu các biện pháp khác không thể làm giảm được nồng độ acid uric, các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc làm giảm sản xuất acid uric đề làm giảm nồng độ hoặc tăng khả năng đào thải ra khỏi cơ thể.
Các loại thuốc thường được sử dụng để làm giảm nồng độ acid uric trong máu bao gồm:

Zyloprim là một chất ức chế xanthine oxidase sử dụng thông qua đường uống nhằm giảm sản xuất acid uric trong máu. Thuốc được sử dụng một lần mỗi ngày và thường được chỉ định đầu tiền để điều trị bệnh gout. Đôi khi Zyloprim có thể được chỉ định kết hợp với colchicene để giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng gout cấp tính trong thời gian ngắn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau dạ dày hoặc các phản nghiêm trọng trên da.
Uloric là một loại thuốc có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, được sử dụng chủ yếu cho những bệnh nhân không thể dung nạp Zyloprim. Thuốc được sử dụng hàng ngày để làm giảm độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn gout cấp. Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, đau khớp, đau cơ. Ngoài ra, không sử dụng Uloric trong thời gian đang sử dụng azathioprine (thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp) hoặc mercaptopurine (được sử dụng để điều trị ung thư hạch, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng). Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Krystexxa là một loại thuốc sinh học mới được chấp thuận để điều trị bệnh gout nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoạt động bằng cách chuyển đổi acid uric thành một hoạt chất, được gọi là allantoin, hoạt chất này dễ đào thải ra khỏi cơ thể. Thuốc được sử dụng hai lần mỗi tuần và chỉ được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng nhất. Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, bầm tím, đau họng, táo bón, đau ngực và nôn mửa.

LƯU Ý: Trong quá trình điều trị bệnh gout, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc liên quan khác để tăng cường hiệu quả hoặc phòng ngừa tác dụng phụ. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc hoặc các loại thực phẩm sung nào khác, vui lòng thông báo với bác sĩ chuyên môn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Tin tức - sự kiện

Sản phẩm

Video

ảnh 1
X