0

Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào

Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào

Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào

Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào

Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào
Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào

Người bệnh gout nên ăn thịt, cá thế nào

Mỗi loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng và purin khác nhau, người bệnh nên chọn cẩn thận để đảm bảo đủ chất mà không làm khởi phát cơn gout cấp.

Gout là tình trạng axit uric dư thừa trong cơ thể, tích tụ thành các tinh thể urat trong và xung quanh khớp, gây viêm đau. Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin. Đây là chất hóa học có sẵn trong cơ thể và trong hầu hết thực phẩm, kể cả thịt.

Người bệnh cần có chế độ ăn khoa học để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không làm tăng axit uric bởi vì không có một loại thịt nào an toàn tuyệt đối cho người bị gout.

Thịt là nhóm thực phẩm có hàm lượng purin ở mức trung bình - cao. Nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc nặng thêm các triệu chứng. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn thịt khỏi thực đơn hàng ngày mà hãy ăn hợp lý.

Thịt lợn

Thịt ở từng vị trí có hàm lượng dinh dưỡng và purin khác nhau. Cụ thể, hàm lượng purin trong 100 g thịt ở cổ khoảng 70,5 mg; sườn là 75,8 mg; mông khoảng 113 mg; vai có 81,4 mg; thăn ở mức 90,9 mg... Ngưỡng dùng an toàn cho người bệnh gout là 2-3 lần mỗi tuần. Mỗi lần chỉ khoảng 30-50 g mỗi ngày. Hàm lượng áp dụng tương tự với thịt bò.

Cần rửa thịt lợn trước khi nấu nhằm giảm tổng lượng purin, tránh hầm vì purin được giải phóng vào nước khi nấu chín, hạn chế chiên ngập dầu hoặc chế biến với các loại đường tinh luyện.

 

Ăn quá nhiều thịt có thể làm tăng hàm lượng purin trong máu

Ăn quá nhiều bất kỳ loại thịt nào đều có thể làm tăng hàm lượng purin trong máu.

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải, nhưng lượng purin trong mỗi bộ phận chênh lệch đáng kể. Ví dụ, 100 g phao câu có khoảng 68,8 mg purin; chân gà là 122,9 mg; cánh gà có 137,5 mg; ức gà không da 141,2 mg...

Khi chế biến thịt gà, cần loại bỏ phần da vì chứa nhiều purin và chất béo không lành mạnh. Luộc gà trong nước sôi hoặc nướng trước khi ăn giảm đáng kể hàm lượng purin, tránh chế biến với rượu bia hoặc sữa giàu chất béo. Hạn chế ăn gà hầm hay nấu súp vì lượng purin trong quá trình chế biến giải phóng vào nước.

Cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, axit béo omega... Ăn cá ở mức vừa phải có thể giảm thoái hóa khớp, kiểm soát viêm khớp và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cá có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Ăn quá nhiều cá có thể làm tăng nồng độ axit uric

Tùy vào loại cá và cách chế biến, hàm lượng purin sản sinh khác nhau. Người bệnh có thể ăn ở mức vừa phải các loại như cá hồi, cá ngừ, cá da trơn, cá hồng, cá rô phi, cá bơn, cá trắng, cá tuyết chấm đen... có dưới 100 mg purin mỗi 100 g thịt cá. Tránh ăn cá cơm, cá mòi, cá trích... vì hàm lượng purin cao, hơn 150 mg purin trong 100 g.

Bên cạnh thịt động vật, nhiều người còn có sở thích ăn nội tạng. Các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn nội tạng, nhất là người bệnh gout. Bất kể nội tạng của động vật nào, người bệnh đều cần kiêng hoàn toàn vì hàm lượng purin rất cao.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh chỉ có tác dụng hỗ trợ người mắc bệnh gout, không thể thay thế thuốc. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị, khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Nguồn: vnexpress.vn

Tin khác

Tin tức - sự kiện

Sản phẩm

Video

ảnh 1
X