0

Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?

Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?

Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?

Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?

Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?
Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?

Chất nhầy mũi họng đặc, dính cảnh báo bệnh gì?

Chất nhầy đặc, dính có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường mũi, xoang, phổi hoặc cảm lạnh thông thường.

Cơ thể có thể tạo ra nhiều chất nhầy để bẫy "những kẻ xâm nhập" từ bên ngoài khi bị nhiễm trùng. Nhưng một lượng lớn chất nhầy có thể làm tắc nghẽn đường thở trong mũi, xoang, cổ họng, phổi khiến thở khó khăn. Một triệu chứng phổ biến của chất nhầy đặc và dính là ho. Nếu lượng chất nhầy tăng lên, người bệnh có thể ho ra đờm màu trắng, xanh lá cây hoặc hơi nâu.

Chất nhầy đặc dính hiếm khi là một triệu chứng riêng lẻ mà có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, hắt xì, tắc nghẽn, đau đầu, hụt hơi, tức ngực, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi...

Màng nhầy của cơ thể tạo ra chất nhầy, không chỉ ở mũi, phổi mà còn trong hệ thống tiêu hóa, sinh sản và tiết niệu. Chất nhầy rất quan trọng trong việc đảm bảo các mô của cơ thể không bị khô. Nó cũng lọc bụi, chất gây dị ứng (các chất có thể gây ra phản ứng dị ứng) và vi khuẩn.

Sự hiện diện của virus, vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng như phấn hoa có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá và tạo ra chất nhầy đặc dày có thể làm tắc nghẽn cổ họng và đường mũi. Cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng xoang là những lý do phổ biến khiến cơ thể tạo ra chất nhầy đặc hơn. Nhưng một loạt các tình trạng khác cũng có thể khiến cơ thể tiết ra chất nhầy đặc và dính bao gồm:

Dị ứng (phấn hoa, bụi, lông động vật, viêm mũi xoang dị ứng do nấm): Biểu hiện là chất nhầy trong mũi, họng và/hoặc chảy dịch mũi sau.

Hen suyễn: Một tình trạng mạn tính của đường hô hấp bị viêm và co thắt bởi nhiều tác nhân khác nhau, trong đó, nhiều chất nhầy được tạo ra và các nút nhầy có thể phát triển.

Viêm phế quản: Đây là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm.

Viêm phổi: Nhiễm trùng phổi do vi khuẩn hoặc virus, có thể ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, vàng hoặc có máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh viêm phổi tiến triển, bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng.

Giãn phế quản: Đây là tình trạng đường thở của phổi bị giãn rộng bất thường, dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dư thừa và có thể làm cho phổi dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ung thư phổi: Người bệnh có thể có các triệu chứng như ho, khạc ra máu hoặc đờm màu gỉ sắt.

Ho của người hút thuốc: Người hút thuốc lâu năm có thể ho ra chất nhầy màu đen hoặc nâu.

Xơ nang: Một tình trạng di truyền dẫn đến sản xuất chất nhầy dày trong phổi và các cơ quan khác.

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên: Một căn bệnh tiến triển tấn công các tế bào thần kinh kiểm soát cơ bắp.

Chất nhầy đặc dính thường do nhiễm trùng mũi xoang, phổi.

 

Nhiễm virus và vi khuẩn là hai nguyên nhân phổ biến gây ra chất nhầy đặc dính, có thể làm tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh ho và khó thở. Các bệnh về đường hô hấp do virus thường tự khỏi. Thuốc không kê đơn như thuốc thông mũi, thuốc long đờm... có thể giúp giảm triệu chứng. Nếu các triệu chứng chất nhầy đặc của người bệnh kéo dài hơn 10 ngày thì bạn nên thăm khám.

Nhiều tình trạng gây ra chất nhầy đặc là yếu tố nguy cơ gây viêm phổi, có thể nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Chúng bao gồm hen suyễn, giãn phế quản, xơ nang và COPD. Nguy cơ bị viêm phổi nhiều hơn nếu trẻ từ 2 tuổi trở xuống hoặc từ 65 tuổi trở lên, có hệ thống miễn dịch suy yếu, hút thuốc lá, nhập viện hoặc mắc bệnh nghiêm trọng.

Những trường hợp nhiễm virus như cảm lạnh thông thường và hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính, viêm xoang thường tự khỏi. Người bệnh không cần dùng thuốc kháng sinh vì sẽ không có tác dụng chống lại virus. Việc sử dụng kháng sinh không cần thiết dẫn đến vi khuẩn phát triển khả năng kháng kháng sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng sau này và khó điều trị.

Sử dụng thuốc kháng histamine và giặt ga trải giường thường xuyên có thể làm dịu các triệu chứng do dị ứng với phấn hoa, mạt bụi và các chất gây dị ứng khác.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng viên uống thảo dược Solsinus là sự kết hợp tinh hoa hoạt chất của các loại thảo dược: Sâm  đại hành, ngũ sắc, bạch chỉ, tân di hoa giúp điều trị làm giảm các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, Solsinus được bào chế dạng viên nên dễ dàng cho bệnh nhân khi sử dụng cũng như mang theo khi đi xa. Sản phẩm được được chế từ thảo dược tự nhiên lành tính nên đảm bảo độ an toàn cao cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số +84(28) 36 208 208 hoặc mua ngay sản phẩm SOLSINUS TẠI ĐÂY.

Nguồn: vnexpress (Theo Verywell Health)

Tin khác

Tin tức - sự kiện

Video

ảnh 1
X