0

ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Sản phẩm

  • ĐAN SÂM
  • ĐAN SÂM
Chi tiết Bình luận
Có công dụng trong điều trị giải khí trệ, huyết ứ đan sâm là vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y từ xưa tới nay. Đây cũng là loại dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như đau do viêm khớp, thấp khớp. 

1. Đặc điểm của cây

Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
Tên dược: Radix salvia miltiorrhiza
Họ: Hoa môi/ Húng/ Bạc hà (Lamiaceae)
 

 

 
 
Đan sâm thuộc thân cỏ, chiều cao từ khoảng 30-80cm và có thể sống lâu năm. Thân cây màu đỏ nâu, nhỏ và vuông, bề mặt thân có các rãnh dọc. Lá màu lục, mọc đối xứng và có lông nhỏ. Hoa của cây mọc thành chùm dài, có màu đỏ tím hoặc tím nhạt. Rễ của đan sâm là bộ phận duy nhất được sử dụng làm dược liệu trong điều trị bệnh. 
Đan sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, ở Việt Nam chỉ vài năm gần đây đan sâm mới được đưa về nhân giống và nuôi trồng. Tam Đảo là nơi có điều kiện khí hậu và thổ những phù hợp nhất để nuôi trồng loại thảo dược này. 

2. Quy cách thu hoạch và bào chế đan sâm

Đan sâm được thu hoạch và khoảng tháng 11 – 12 hàng năm. Chỉ có phần rễ cây được giữ lại để đem đi bào chế làm thuốc. Sau khi tách rễ, người ta đem rửa sạch loại bỏ rễ con và phơi khô. 
Đan sâm có thể dùng sống hoặc bào chế bằng các thái miếng mỏng, thêm rượu vào ủ trong 1 giờ rồi vớt ra đem sao khô. 

3. Thành phần hoạt chất

Dược liệu chứa các thành phần hóa học như iso cryptotanshinone, cryptotanshinone, ceton, methyl-tanshinone, vitamin E, acid lactic,…
 

 

 

 

4. Tác dụng điều trị bệnh

Với những hoạt chất kể trên, y học hiện đại đã áp dụng loại dược liệu này trong việc hỗ trợ trị 1 số bệnh như:
- Tác dụng chống đông máu và cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
- Hỗ trợ ngăn chặn nhồi máu cơ tim
- Tác dụng giãn động mạch vành.
- Tác dụng hạ huyết áp.
- Giảm nồng độ triglicerid trong máu và gan.
- An thần, kháng khuẩn và ức chế tế bào ung thư.
Trong các ghi chép đông y cũng có ghi lại rất nhiều bài thuốc sử dụng đan sâm để điều trị. Có thể kể tới chủ trị 1 số bệnh như: Kinh nguyệt không đều, hạ tiêu kết thành hòn cục, mất ngủ, hồi hộp, bế kinh, sưng đau khớp và nhọt sưng tấy.

5. Cách dùng – những điều cần lưu ý khi sử dụng đan sâm

Đan sâm có thể sắc nước để uống hoặc chế biến thành cao để lưu trữ sử dụng lâu dài. Tùy vào điều trị các bệnh khác nhau mà đan sâm có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác để tăng công hiệu thuốc. Tuy nhiên liều lượng chỉ định sử dụng tối đa là 12g/ ngày và tuyệt đối không sử dụng kèm với lê lô, diêm thủy và giấm. 
Tuy đan sâm là loại dược liệu an toàn nhưng khi dùng trên cơ thể phụ nữ đặc biệt là phụ nữ mang thai cần phải cẩn trọng. Trước khi sử dụng dược liệu này cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

XẠ CAN

Giá: Liên hệ

CÂY ĐINH LĂNG

Giá: Liên hệ

NGHỆ VÀNG

Giá: Liên hệ

ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN

Giá: Liên hệ

THIÊN MÔN ĐÔNG

Giá: Liên hệ

X