0

TIÊN HỒ

TIÊN HỒ

TIÊN HỒ

TIÊN HỒ

TIÊN HỒ

Sản phẩm

  • TIÊN HỒ
  • TIÊN HỒ
  • TIÊN HỒ

  • Giá : Liên hệ
  • Mã dich vụ : TH 01
  • Lượt xem : 761
  • Tiền hồ còn có tên gọi khác là quy nam, dược liệu này có công dụng trong giảng khí, trừ đờm, tuyên tán phong nhiệt, điều trị các bệnh về đường hô hấp trên. Rễ của tiền hồ được xem là thảo dược quý kể cả trong đông y và các nghiên cứu y học hiện đại.
Chi tiết Bình luận
Tiền hồ còn có tên gọi khác là quy nam, dược liệu này có công dụng trong giảng khí, trừ đờm, tuyên tán phong nhiệt, điều trị các bệnh về đường hô hấp trên. Rễ của tiền hồ được xem là thảo dược quý kể cả trong đông y và các nghiên cứu y học hiện đại. 
Tên khoa học: Angelica decursiva Fanch et Savat, Peucedanum decuraivum maxim
Thuộc họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Umelliferae)

1. Đặc điểm cây tiền hồ

Thuộc thân thảo có chiều cao tối đa lên tới 1.4m. Lá tiền hồ chủ yếu mọc từ gốc cây lớn ra và sẻ lông chim. Cuống lá có hình bầu dục có răng cưa to. Hoa tiền hồ mọc thành cụm có màu tím. 

 

 

2. Phân bố

Ở Việt Nam, dược liệu này được trồng tại Lạng Sơn, được bán dưới tên là thảo dược quy nam. Ngoài ra ở Trung Quốc loại thảo dược này phát triển tốt và mạnh nhất tại Quảng Châu và Hàng Châu

3. Thu hoạch và bào chế

Tiền hồ có thể thu hoạch vào tất cả các mùa trong năm. Phần rễ cây được sử dụng làm dược liệu sau khi đào lên sẽ làm sạch và mang đi phơi hoặc sấy khô để tiện cho việc bào chế thuốc cũng như bảo quản sau này. 

4. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã tìm ra rất nhiều hoạt chất quý có trong tiền hồ. Ví dụ như:  Glucozit (hay còn gọi là nodakenin) có công thức C20H24O9 chiếm lượng lớn bên trong Tiền hồ. Ngoài ra một số thành phần hóa học khác được tìm thấy trong dược liệu còn là những tinh dầu, spongosterola và tanin.

5. Tác dụng dược lý

Với các hoạt chất kể trên, hiện nay tiền hồ được sử dụng trong nghiên cứu và điều chế nhiều loại thuốc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của tiền hồ như:
  • Giảm ho, hóa đờm rất tốt
  • Tăng lưu lượng máu của động mạch vành
  • Ức chế ngưng tập tiểu cầu ở người
  • Kháng virus cúm và hoạt tính của nấm
  • Giúp an thần

 

 

 
Theo y học cổ truyền
Từ xưa, tiền hồ đã được sử dụng trong các bài thuốc trị ho đờm, ho lâu ngày, giải cảm, phong nhiệt, hạ sốt, đau nhức đầu. Trong quyển danh y biệt lục cũng có ghi chép lại công dụng của tiền hồ trong việc điều trị hàn nhiệt, thương hàn. Hoăc bản thảo cương mục có nhắc tới tác dụng tán phong tà, chứng thực nhiệt, hạ khí… 

6. Liều dùng và cách dùng

Tiền hồ có tính hàn, vị đắng và cay, khi sử dụng có thể dùng tươi để sắc nước hoặc sau khi phơi, sấy khô thì nấu thành cao hòa nước uống. Liều dùng tối đa / ngày là 9 – 15g

7. Lưu ý

Trên thị trường tiền hồ được giao bán rất nhiều, nhưng người mua cần biết chọn lọc, tìm mua đúng loại cũng như tiền hồ có nguồn gốc rõ ràng, được bào chế đúng quy cách đảm bảo chất lượng khi sử dụng
Trường hợp mua tiền hồ tươi hoặc khô cần phải rửa sạch dưới nước chảy trước khi đem nấu. 
Trước khi sử dụng tiền hồ để điều trị bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc những người có trình độ chuyên môn để đảm bảo sử dụng đúng bệnh, đúng định lượng. 

 

Sản phẩm liên quan

ÍCH MẪU

Giá: Liên hệ

PHÒNG PHONG

Giá: Liên hệ

TRI MẪU

Giá: Liên hệ

XẠ CAN

Giá: Liên hệ

CÂY ĐINH LĂNG

Giá: Liên hệ

X